Có khá nhiều kiểu người trong xã hội. Nhưng kiểu gì thì ngôn từ chính là phương tiện chung để chúng ta giao tiếp. Bạn là người hướng ngoại hay hướng nội thì vẫn phải sử dụng ngôn từ trong học hành, công việc, giải trí.
Ngôn từ có sức mạnh vô cùng lớn trong đời sống. Khóa học này giúp bạn khám phá ngôn từ như một vũ khí để PR, Quảng cáo, bán hàng, thuyết trình.
Giảng viên Huỳnh Minh Thuận – Hiện có 2.636 người học
Link về khoá học
HỌA TỪ MIỆNG MÀ RA BỆNH TỪ MIỆNG MÀ VÀO
Có quan điểm cho rằng những người hướng nội thì không cần trau chuốt ngôn từ hay kỹ năng giao tiếp làm gì. Đó là suy nghĩ lệch lạc. Với mình thì ai cũng cần bổ sung thêm vốn từ, hiểu biết, trau chuốt ngôn từ. Việc này gián tiếp giúp tăng sự tự tin cho bạn. Giúp bản thân bạn và những người giao thiệp với bạn thấy tốt đẹp và tích cực hơn.
Và hướng nội không đồng nghĩa với khô khan. Người hướng nội có thể ít thích những nơi xô bồ. Nhưng cũng cần trau chuốt ngôn từ, để làm chi?? Để khi nói câu nào thì CHẤT CÂU ĐẤY và KHIẾN LỜI NÓI NỞ TRÊN TRỌNG LƯỢNG HƠN !
Tốt đẹp, tích cực hơn ở điểm nào? Lấy ví dụ căn bản, thay vì nói: “việc này sai với quy định, huỷ đi làm lại phương án khác!”. Ta hoàn toàn có thể thay thế bằng: “Phương án này sẽ vướng nhiều quy trình, quy định của tổ chức, tỉ lệ thông qua cực kỳ thấp. Anh nghĩ các bạn nên nghiên cứu và điều chỉnh lại cho hợp lý thì mới có cơ may được chấp thuận.”
Với cách nói trên thì các nhân sự có liên quan hẳn là thấy dễ nghe, tình cảm và hợp lý hơn hẳn. Cách diễn đạt trên rõ ràng đưa ra sự bất khả thi nếu giữ phương án cũ. Và người sếp vẫn mở đường cho các nhân sự kia một cơ hội tốt hơn.
QUAN ĐIỂM RIÊNG VỀ NGÔN TỪ
Mình xin chia sẻ quan điểm riêng về công việc, đời sống công sở như thế này. Đã có thời gian tuổi trẻ mình tin vào việc “Hồn nhiên thì cuộc đời sẽ bình yên”. Nhưng đời sống không phải là sách vở. Chúng ta hay có câu “tốt khoe, xấu che”. Sách vở với lời hay ý đẹp luôn được xuất bản nhiều, còn những sự thật trần trụi thì người ta lại ít buồn nói đến.
Các câu trích dẫn nhan nhản trên mạng, các lời khuyên của các Shark Tank trên truyền hình cũng chẳng phải là lời vàng ngọc gì, mà là những phát ngôn hợp thời điểm, hợp giai đoạn nào đấy mà thôi.
Những người quản lý hay có kiểu nghĩ 1 đằng, nói một nẻo và làm một hướng khác. Đó là một trong số những skill khi họ ngồi vị trí quản lý. Những bạn trẻ mới vào môi trường công việc thường ít nhận ra điều này. Nên thường có những ảo tưởng, hay bị mắc chứng thần tượng cá nhân nào đó.
Bản thân mình sau những năm đi làm, thì cũng tự hình thành những phản xạ đó. Để làm chi, để bảo vệ mình, để chừa cửa hậu cho mình. Một số người thì phát triển những kỹ năng đó để phục vụ mưu cầu tiền bạc và địa vị.
Quan điểm trên không mang tính tiêu cực gì, mà chỉ là phản ánh đúng thực tế. Và thực tế thì người biết ăn nói, biết điều tiết cảm xúc thì thường sẽ suôn sẽ thành công trong công việc và cả đời sống gia đình. Tất nhiên song song đó là một năng lực thực sự.
Giáo sư Phan Tranh Trường trong cuốn “ Một đời thương thuyết” đã nêu quan điểm mà mình không nhớ rõ từng câu chữ, chỉ đại ý rằng: Không tồn tại sự khách quan tuyệt đối, chỉ có sự khách quan theo suy nghĩ chủ quan của người nói mà thôi.
Tức là trong các cuộc thương thuyết lớn hay nhỏ, tầm quốc gia hay tập đoàn, giữa những trao đổi ở cơ quan, hay cuộc nói chuyện vợ chồng… đều có sự chi phối của cảm xúc con người trong đó.
Vì thế cái cuối cùng cần chinh phục, thứ cao nhất cần chạm đến trong các cuộc trò chuyện hay thương thảo đó chính là cảm xúc là tình cảm của đối phương. Mọi công cụ, mọi văn bản, mọi ngôn từ đều là để chinh phục cảm xúc của người nghe.
NGÔN TỪ LÀ CÔNG CỤ ĐẦU TIÊN VÀ MIỄN PHÍ
Từ nhà trường cho đến xã hội. Tạm thời chưa xét đến năng lực chuyên môn của từng người. Nhưng nhìn chung người nào khéo ăn nói. Biết diễn đạt ý kiến một cách khoa học và dễ đi vào lòng người. Thì người đó dễ được tổ chức/cộng đồng chấp nhận, và có nhiều khả năng kêu gọi sự hợp tác từ các cá nhân khác.
Mình biết không ít người tỏ ý không thích/chê bai những kiểu người đó. Tuy nhiên mỗi cá thể có 1 thế mạnh/kỹ năng riêng. Khéo ăn khéo nói cũng là một thế mạnh bẩm sinh hoặc do luyện tập mà có. Và thích hay không phải căn cứ vào mục đích và cách người ta dùng kỹ năng đó.
- Có những người khéo ăn nói bẩm sinh, đi kèm là vốn kiến thức vững vàng, có chuyên môn.
- Cũng có những người khéo ăn nói bẩm sinh, nhưng được xếp vào hạng ba hoa chích choè. Nói thì hay làm lại dở.
- Có những người làm trong những ngành không yêu cầu quá cao kỹ năng giao tiếp/ngoại giao. Nhưng họ chủ động học hỏi, trau dồi kỹ năng để mở rộng mối quan hệ và tăng cơ hội, tăng thu nhập.
NGÔN TỪ TRONG KINH DOANH, QUẢNG CÁO
Rõ ràng mục tiêu khi kinh doanh là thu hút được khách hàng thông qua nhiều phương pháp. Từ quảng cáo truyền thống đến Marketing Online. Và không thể thiếu việc tiếp xúc trực tiếp với các đối tác.
Giao tiếp giữa các đối tác với nhau được nâng tầm lên nghệ thuật – nghệ thuật giao tiếp. Đối tác, bạn hàng hay đối thủ ở mỗi tỉnh thành phải áp dụng những cách giao tiếp khác nhau. Người nam và người nữ cũng phải có cách nói chuyện khác nhau. Chưa kể các cuộc đàm phán giữa các đoàn đến từ các quốc gia khác nhau…
Anh Huỳnh Minh Thuận (hay bầu Thuận) chắc không lạ lắm với một số người. Trong khoá học về ngôn từ của mình, tác giải cung cấp 9 phần bài học. Nội dung đề cập đến những phương pháp đã được kiểm chứng, những ví dụ thực tế.
Bên cạnh những kiến thức từ những giáo trình, thì thực tế nghề nghiệp của anh đã đúc kết nên những bài học riêng và sát với kiểu văn hoá Việt Nam.
Anh từng là quản lý và hợp tác với MC Nguyên Khang, Hoa hậu Mai Phương Thúy, Hotgirl Chi Pu và là Giảng viên Thỉnh giảng ĐH Kinh Tế Tp. HCM Khoa QTKD – Marketing.
Theo đuổi khoá học trên là một yếu tố. Muốn thành công nữa thì bạn cần thêm chút tự tin, và luyện tập. Ngoài ra phải đọc/học thêm kiến thức để bổ sung hiểu biết. Khi đó kiến thức nội tại đi cùng với kỹ năng giao tiếp đã được gọt giũa sẽ là công cụ tuyệt vời để nâng cao mức sống cho bạn. (Tức về tài chính lẫn những mối quan hệ chất lượng).