Khoá Học CEO Online Cho Người Mới

Hình như đa phần cảm thấy kỳ lạ khi tồn tại các khoá học CEO doanh nghiệp (A chief executive officer – Giám đốc điều hành). Chắc có lẽ mọi người hay nghĩ rằng vị trí CEO là một level có được sau bao năm tháng làm việc cho nhiều tổ chức và tích luỹ kinh nghiệm lẫn mối quan hệ mà nên. Thế nhưng đó chỉ là 1 phía của vấn đề. Ngoài kinh nghiệm tích luỹ thì những kỹ năng – kiến thức cho vị trí này đều đến từ quá trình học tập.

Ít người chia sẽ kinh nghiệm này cho người khác, nhưng không là không có. Chính những khoá học này đã được những người kinh qua nhiều vị trí trong các doanh nghiệp đúc rút và cô đọng lại. Giúp các bạn nắm bắt nhanh vấn đề nếu bạn ngồi ở vị trí CEO.

Sự cần thiết của CEO beginner

Như đã nói ở trên, không cứ phải học xong các khoá đào tạo CEO thì các bạn sẽ làm được việc, mà đây là sự bổ sung/cập nhật kiến thức mới bên cạnh những kinh nghiệm sau bao năm bạn làm việc trong các tổ chức.

Công việc của CEO nhìn chung rất rộng, bao quát toàn bộ các khía cạnh của doanh nghiệp, và cần có sự am hiểu về các mảng nghiệp vụ chuyên biệt, có thể không yêu cầu phải hiểu chuyên sâu nhưng phải biết và nắm được tác động qua lại giữa các phòng ban.

Với những quản lý cấp phòng hoặc lãnh đạo tổ chức, thì họ hay mắc 1 số lối mòn trong công việc, cũng như sự khác biệt về độ tuổi giữa nhân viên và quản lý, sự tác động của công nghệ, mạng xã hội và các công cụ liên lạc… Tạo nên những hình thái mới trong công tác chuyên môn lẫn sự mới mẻ trong giao tiếp nội bộ của tổ chức.

Càng ngày những người quả lý/giám đốc điều hành này càng đối mặt với những thay đổi từ bên ngoài lẫn nội bộ, đồng thời nhu cầu update bản thân, được cọ sát và kết nối với những người đồng cấp khác là rất cao. Ngoài kiến thức mới, cái họ thu được chính là cơ hội, các mối quan hệ phục vụ cho công việc.

Tu Duy Ceo Khoahockiemtien

Tiết Kiệm Thời Gian

Tạm gác qua trường hợp đối với những người đang ở vị trí CEO. Thì hiện tại việc tự ra kinh doanh, khởi nghiệp-startup đang nở rộ, và bạn còn đang mông lung khi sắp phải quản lý công việc kinh doanh của mình… Thì đây chính là những khoá học rất thiết thực.

Một số người trước khi Startup lựa chọn Gap Year – họ đi làm ở một số nơi với mục tiêu hấp thu kinh nghiệm tổ chức và quản lý, các quy trình tại doanh nghiệp đó, đặt mục tiêu về lương lậu là thứ yếu. Họ có thể gắn bó với mỗi nơi chỉ vài tháng mà thôi.

Cách này cũng hay, nhưng có một số hạn chế đó là thiếu cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp, cũng như vị trí của bạn lúc đó không cho phép tiếp cận và khai thác đầy đủ các phòng ban của doanh nghiệp.

Các khoá học CEO Beginner cung cấp hầu hết các kiến thức và các quy trình mà bạn cần nắm bắt, tiết kiệm cho bạn cực nhiều thời gian và công sức. Kết hợp với thực tiễn bạn qua sát được thì rõ ràng là song kiếm hợp bích.

Hấp Thu Trước Khối Lượng Công Việc Phải Xử Lý

Với một tổ chức đã có vài năm tuổi đời thì bản thân nó cũng đã vào guồng, vì thế CEO lúc này tạm thời bỏ qua được các bước khởi đầu của doanh nghiệp mà đầu tư chất xám vào cải tiến, vận hành và phát triển bộ máy.

Còn nếu bạn định Startup thì câu chuyện sẽ khác đi nhiều. Bản thân bạn phải xây dựng được cơ cấu tổng quát và đi vào các chi tiết nhỏ nhặt khác. Câu chuyện ở đây không phải hàm ý rằng bạn phải tự xây dựng, tự làm tất tần tật mọi thứ – không cần thiết phải vậy, nhưng bắt buộc bạn phải hiểu các nghiệp vụ đó và phân phối cho các thành viên trong team thực hiện.

Các khoá học đề cập khá sâu đến những đầu mục công việc mà một CEO phải giải quyết trong những thời điểm khởi động Startup, có thể điểm qua như sau:

Bắt đầu từ việc tìm vốn để khởi sự, các bạn sẽ đối mặt với:

  • Phương thức huy động vốn.
  • Những vấn đề pháp lý khi kêu gọi góp vốn.
  • Chia sẻ quyền ra quyết định và vận hành doanh nghiệp.

Sau khi đã có nguồn vốn, thì bạn phải để ý tới thị trường:

Thường thì thị trường mục tiêu mà bạn nhắm đến đã được định hình trước cả khi kêu gọi vốn rồi. Nhưng kinh doanh không hề có chuyện đi theo đường thẳng. Rồi bạn vẫn phải ngồi lại làm việc cùng những cổ đông/team để xác định lại về sản phẩm và thị trường ở từng giai đoạn.

  • Sản phẩm
  • Thị trường
  • CCSC – Central Control System of Company
  • Dòng tiền để nuôi sống doanh nghiệp trong giai đoạn đầu.

Để vận hành, yếu tố con người là tối quan trọng:

Dù cho những hạt nhân gồm toàn người giỏi, nhưng các chế độ trong thời gian phát triển và sau khi doanh nghiệp đã sống được…., không thoả đáng. Hoặc việc quản lý con người lôm côm đều khiến team tan rã:

  • Yếu tố con người, các ràng buộc dựa trên lợi ích kinh tế, tình cảm…
  • Quản lý nhân sự
  • Nội quy, quy chế, thưởng phạt
  • Cơ chế lương
  • Lộ trình thăng tiến

Kế hoạch kinh doanh:

với góc nhìn của người sáng lập đồng thời là CEO, bạn có thể không hình dung được hết startup có thể phát triển theo những hướng nào. Tức là chưa lường hết được các tác động nội tại và bên ngoài có thể đẩy kế hoạch hiện tại đi xa đến đâu. Và việc lên kế hoạch kinh doanh với sự trợ giúp của team bên dưới sẽ bổ sung những thiếu sót đó.

Và cũng nên nhớ rằng, kế hoạch kinh doanh lúc này không đơn thuần phục vụ riêng mỗi lý tưởng của bạn nữa, mà nó sẽ có cả sự can thiệp vì lợi ích của cổ đông.

Vấn đề Pháp lý, pháp luật

Đây là một mảng rất chuyên biệt và cần sự hỗ trợ của những người làm về mảng pháp lý chứng từ, hoặc nhờ các công ty luật tư vấn.

Nếu doanh nghiệp nắm được tốt vấn đề này, thì sẽ tránh được các chi phí sử lý thủ tục không đáng có, tránh được những rủi ro về mặt luật pháp, thuế má. Và đây cũng là công cụ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp./

Các bạn có thể thấy rằng, khối lượng công việc là rất lớn, rất rộng, những liệt kê ở trên mới chỉ là một góc vấn đề.

Để đủ sức lãnh đạo và giải quyết các công việc đó cần nhiều về kiến thức, cách quản lý con người và cả kinh nghiệm. Các khoá đào tạo CEO beginner cho tới chuyên sâu là hết sức cần thiết.

Bài viết liên quan