Nhân việc có lướt qua một topic về email marketing, mình mới nhớ lại thời gian triển khai website và có dùng phương án này. Đây là phương pháp marketing khá cổ điển. Và liệu có còn phù hợp tại thời điểm này không?
Việc phát minh và áp dụng email trong công việc rõ ràng là điều tuyệt vời mà chúng ta được hưởng. Tính chính danh và sự chuyên nghiệp khi làm việc qua email là không bàn cãi.

Email Marketing hay SPAM EMAIL
Thửa ban đầu khi internet vào Việt Nam, sở hữu một địa chỉ email giống như mình đã trưởng thành vậy. Tuy nhiên về sau này, trừ các hệ thống email của các công ty lớn, có sự đầu tư chỉnh chu. Còn lại người dùng các dịch vụ email miễn phí thường phải nhận email rác rất nhiều.
Cá nhân mình sử dung 1 email chính cho công việc và 1 email phụ. Email phụ này chuyên dùng đăng ký tài khoản các dịch vụ online, shopee, tiki, các diễn đàn, mạng xã hội. Và tất nhiên email rác, cùng các email quảng cáo tràn ngập hộp thư.
Tại vì sao thì các bạn cũng hiểu. Các thông tin khi được đưa lên internet, chẳng chóng thì chày sẽ bị lọt ra ngoài. Các bên dịch vụ sẽ quét và thu thập các thông tin này. Sau đó họ sử dụng để mời chào các dịch vụ khác, gởi tin quảng cáo, hoặc dùng cho mục đích lừa đảo…
Các quy định tại Việt Nam về tài sản số đã có, nhưng chưa bắt kịp hiện thực xã hội. Chế tài xử phạt cũng chưa chặt chẽ và khó thực thi.
Câu chuyện đặt vé
Nhiều trường hợp khi đặt vé máy bay, tàu xe trực tuyến, thì thông tin sau đó đã được bán cho các bên dịch vụ taxi. Người viết bài vào năm 2017 có bay ra Hà Nội. Khi vừa xuống sân bay là đã được số tổng đài gọi mời chào dịch vụ đưa đón tận nơi, giới thiệu khách sạn nhà nghỉ… Có thể thấy ngay cả những nhà cung cấp dịch vụ lớn cũng chưa làm tốt việc bảo mật thông tin khách hàng.
Các bạn thử nhìn màn hình điện thoại mình, xem biểu tượng email thông báo có bao nhiêu email chưa được đọc. Những email đó mình chẳng buồn mở, và định kỳ phải xoá hàng loạt. Phần lớn trong số chúng không mang lại giá trị gì cho cuộc sống của mình.

Một số công ty và trang web có chức năng huỷ nhận tin tự động. Nhưng giờ mình phát hiện ra rằng đang có những bên cung cấp chức năng này cho vui. Sau bao nhiêu lần huỷ nhận bản tin thì spam mail vẫn đổ về đầy hộp thư.
Lộ Hàng Loạt Địa Chỉ Email
Các vụ để lộ thông tin người dùng, khách hàng , học sinh sinh viên và được rao bán đang tràn lang. Ngay cả ảnh chụp chứng minh thư, căn cước, hộ khẩu, số điện thoại của người dân còn bị rao bán công khai.
Điều này chứng tỏ hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và pháp luật chưa kiện toàn để ngăn chặn những sự cố tương tự. Tất nhiên cũng không thể quên nhắc đến ý thức bảo vệ tài sản số của dân ta rất thấp, mất bò mới lo làm chuồng.
Số lượng mỗi lần lọt lộ này tính bằng vài trăn ngàn cho tới vài chục triệu mẩu tin. Có khi thông tin của bạn cũng bị rao bán mà không hay.
Các tổ chức, cá nhân sử dụng những thông tin này để quảng cáo, mời chào mua hàng, dụ dỗ cho vay tài chính…
Xấu hơn là chúng sử dụng các thông tin đó để mở các loại tài khoản, đăng ký các thủ tục tài chính… nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền và tài sản. Sau mỗi đợt lộ thông tin, là người dùng lại nhận thêm một tá các thông tin quảng cáo, các đường dẫn lừa đảo.
Email Marketing so găng với Facebook, TikTok, Google Ads
Cá nhân mình ưu tiên Email là để cho công việc. Còn các công cụ chat nhanh, mạng xã hội là dành cho cuộc sống cá nhân, bè bạn đàn đúm.
Khi ở công ty thì mình chỉ có làm việc trên email được cấp. Còn khi cần có việc dùng thì mới sử dụng Gmail cá nhân. Phản xạ thỉnh thoảng mở hộp mail để đọc hầu như không có, và cũng không thường xuyên như khi dùng các ứng chụng chat.
Phong cách sử dụng này mình cũng thấy trên các đồng nghiệp và bạn bè mình. Tệp khảo sát khá nhỏ, nhưng bằng cảm tính mình tin rằng tỉ lệ người dùng có thói quen như trên chiếm đa số.
Bản chất việc thúc đẩy người dùng chủ động mở hộp thư để đọc tin quảng cáo là ngược với phản xạ tự nhiên.
Chính vì thế mà các loại quảng cáo xen kẽ trong những video youtube, những post quảng cáo trên timeline Facebook có tính hiệu quả cao hơn hẳn.
Và một phương thức quảng cáo truyền thống nhưng vững bền và chưa bao giờ hết hot, đó là Google Ads nói riêng và quảng cáo tìm kiếm nói chung.
Google Ads là dạng quảng cáo theo đúng nhu cầu của khách hàng. Nó có hình thức tự nhiên hơn, và ít gây phản cảm nhất. Các nền tảng Facebook, tiktok hay Zalo cũng dựa vào dữ liệu của Google để hướng quảng cáo đến đúng đối tượng.
Mình Sẽ Không Dùng Email Marketing Nữa
Số liệu thực tế khi theo dõi phản ứng của khách hàng khi mình mở chiến dịch Email marketing mình không còn giữ nữa.
Nhưng nhìn chung tỉ lệ người mở email khá thấp, tỉ lệ đọc nội dung và click vào các đường dẫn bên trong còn thấp thảm hại hơn.
Cho nên đứng ở cả 2 vị trí là khách hàng và người làm dịch vụ. Mình thấu hiểu phương thức này không thực sự hiệu quả nữa.