Đánh giá khoá “Quản Lý Tài Chính Thông Minh”

Nhân WorldCup 2022 đang diễn ra. Khi đọc lại mấy dòng do tác giả Nguyễn Tài Tuệ giới thiệu về khoá học Quản Lý Tài Chính Thông Minh của anh, mình thấy nó đúng quá!

Cuộc đời của chúng ta cũng giống như một trận bóng chung kết.

Giai đoạn từ 0-20 tuổi là giai đoạn chuẩn bị
Từ 20-40 tuổi là hiệp 1
Từ 40–60 tuổi là hiệp 2
Từ 60-70 tuổi là hiệp phụ thứ nhất
Và từ 70-80 là hiệp phụ thứ 2.

Nếu trong hiệp 1 bạn không ghi được bàn thắng, thì bạn phải nỗ lực rất nhiều để ghi bàn trong hiệp 2, nếu hiệp 2 bạn vẫn không ghi được bàn thắng thì bạn phải nỗ lực đá hiệp phụ.

Tương tự như vậy nếu giai đoạn 20-40 tuổi bạn không kiếm được tiền để tự do về tài chính, thì bạn phải nỗ lực kiếm tiền trong giai đoạn từ 40-60 tuổi. Nếu giai đoạn này bạn vẫn không đạt được sự tự do về tài chính thì bạn phải làm việc sau khi đã về hưu.

Tin buồn là phần lớn mọi người phải đá cả 2 hiệp phụ.

Sự so sánh rất là hợp lý và đúng thời điểm khiến mình bị kích thích. Thế là cũng ngồi theo dõi các phần của bài học.

Ở đây mình liệt kê cả 2 khoá đó là “Quản lý tài chính thông minh” và “Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân” của cùng tác giả. Sau khi xem xét mình nhận thấy có sự bất cập về nhiều mặt.

Không cần thiết phải có hai khoá học về quản lý tài chính

Nội dung chi tiết có sự trùng lặp giữa hai khoá học, và không có sự đột phá cho lắm. Ví dụ như khi nhắc tới người giàu người nghèo. Tác giả sử dụng phép so sánh “tư duy người giàu người nghèo”. Sau đó trong khoá học kia cũng là cùng nội dung, chỉ khác ở chỗ vấn đề được tách ra thành hai bài học “Người nghèo chi tiêu như thế nào?” và “Công thức quản lý tiền của người giàu”.

Mình hơi không khoái lắm khi so sánh hai hình tượng như thế. Bởi chúng ta không thể biết được rõ suy nghĩ, phương thức xây dựng tài chính của mỗi đối tượng. Mà thật ra cũng hiếm ai sẵn sàng chỉ vẽ chi tiết cho chúng ta.

Nếu để bàn riêng về chủ để “Công thức quản lý tiền của người giàu”: thì phải cần đến nhiều buổi trao đổi dài cùng nhiều khách mời từ nhiều ngành nghề mới có thể phân tích hết.

Có chăng các giảng viên nên phân loại kiểu như: “Những phương pháp chi tiêu và đầu tư đúng đắn” hoặc “Những phương pháp chi tiêu và đầu tư sai lầm”.

Sự trùng lặp nội dung còn bắt gặp khi tác giải liệt kê các khái niệm hoặc các hướng đầu tư.

Mình bảo ở đây không cần thiết tạo ra 2 khoá học, tuy nhiên với chủ đề mà giảng viên này muốn truyền tải. Anh có thể làm một seri khoá học. Miễn sao mỗi seri nên đi vào chủ đề trọng tâm, hàm lượng kiến thức đầu tư nghiêm túc.

Nội dung lang mang ra ngoài việc quản lý tài chính

Khi theo dõi khoá “Quản lý tài chính thông minh”. Tác giả đi từ Cuộc Cách Mạng Tự Do Tài Chính, nhảy sang Đầu Tư, cho đến Huy Động Vốn và Kiểm Soát Nợ.

Dường như tác giả thích ôm rơm nặng bụng. Khi học về quản lý tài chính thông minh, nó không đồng nghĩa với mục tiêu tự do tài chính. Tự do tài chính trước tiên là mong ước, còn phương pháp để thực hiện mong ước đó thì rất rộng.

Quản Lý Tài Chính cũng phải được xác định cụ thể là đang được áp dụng ở quy mô nào: cá nhân, gia đình, công ty… Chứ không thể giảng dạy chung chung được.

Khi theo dõi sang khoá học thứ 2 là “Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân”. Nội dung khá dài, gần 3 giờ 30 phút. Tuy dài nhưng bố cục nội dung lại khá lủng củng. Và nội dung chi tiết thiên về giới thiệu các phương pháp từ quản lý , đến bán hàng. Mà riêng chủ đề bán hàng cũng đã phải dùng tới nhiều giáo trình mới mong giải quyết được.

Mình lấy thêm ví dụ ở học phần thứ 6: “Tăng cường sự thịnh vượng” trong khoá “Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân”. Ở phần này giảng viên đưa rất nhiều khái niệm tài chính vào: lãi vốn, dòng tiền, lãi suất kéo, quy luật 72. Thật ra các khái niệm này nên được tách ra làm học phần riêng, và cũng nên giới thiệu một đầu sách kinh tế thì hay hơn. Điểm này nên để cho học viên chủ động tham khảo thêm tài liệu ngoài.

Tiếp theo trong phần này tác giả liệt kê những bí quyết đầu tư của người nổi tiếng, đầu tư quỹ mở, kéo sang cả đầu tư bất động sản… Phải nói là quá rộng.

Nếu tác giả đầu tư nghiêm túc hơn, xây dựng nhiều khoá học chuyên sâu hơn thì tốt biết mấy. Riêng mỗi chủ đề ở trên nếu giảng dạy nghiêm túc cũng sẽ mất nhiều buổi học rồi đó.

Cảm giác như tác giả đang cố tình show ra càng nhiều khái niệm càng tốt, kiểu học viên khi lướt qua danh mục đó sẽ thấy sự pro vậy ak.

Bản thân cũng là người có đầu tư vào bất động sản, thì những biến động thị trường là quan trọng, các nghị định, luật về đất đai của chính phủ có tác động lớn. Và mỗi thị trường ở mỗi tỉnh thành cũng có khẩu vị rất khác nhau. Vì thế với dung lượng 9 phút 30s cho phần này là hoàn toàn sơ xài.

Với chủ đề tài chính, bố cục hiện tại quá sơ sài

Các bạn dễ dàng nhận thấy những bài học được sắp xếp thiếu khoa học, rời rạc, và đôi lúc có cảm giác dư thừa, nhồi nhét.

Các phương pháp quản lý tài chính được liệt kê nhiều nhưng manh tính điểm tin hơn là đi sâu phân tích hoặc ví dụ thực tiễn.

Tác giả cũng pha trộn giữa hai công việc là Quản Lý Tài Chính và Gia Tăng Thu Nhập. Dĩ nhiên hai việc này phải thực hiện song song, và chúng bổ trợ nhau. Xây dựng bài giảng bao hàm cả hai chủ đề này, cần phải sắp xếp nhuần nhuyễn hơn, và chuyên sâu từng vấn đề hơn.

Sự hời hợt về hàm lượng kiến thức sách vở, lẫn thực tiễn, kéo theo sự sơ sài trong bố cục bài giảng.

Kết luận

Về kiến thức tài chính nói riêng, và chủ để quản lý tài chính cá nhân/doanh nghiệp nói chung là rất rộng. Khi nói về quản lý tài chính, thì cũng chỉ nên đặt trọng tâm về việc quản lý dòng tiền, quản lý nợ, để nhằm tránh rơi vào tình trạng thiếu vốn/thiếu tiền. Hoặc là tìm ra phương cách để dòng tiền hoạt động tối ưu nhất.

Còn song song đó là việc gia tăng lợi nhuận, gia tăng thu nhập thì nên tách bạch thành phần khác. Vì rõ ràng có rất nhiều ngành nghề, có rất nhiều con đường để đầu tư. Khi anh ôm đồm vào hết thì anh không thể chuyên sâu vào cái nào cả. Mọi thứ như cưỡi ngựa xem hoa.

Các bạn là người trưởng thành, là người đang đi làm thì mình khuyên nên tìm hiểu những khoá học được đầu tư chuyên sâu, nghiêm túc hơn để bổ túc kiến thức.

Còn nếu đang tìm phương án để truyền tải cho con trẻ trong nhà về cách mà con người và tiền bạc phụ thuộc lẫn nhau, cách thế giới vận hành, nhằm tạo cho trẻ có tầm tìn chuẩn mực và không bị tiền bạc làm hư hỏng.

Thì các anh chị có thể ngó qua giáo trình này: Bí quyết dạy con làm chủ tiền bạc – Đoàn Bích Thạch

Các chủ đề trong khoá học được chọn lọc kỹ để phù hợp với các bạn nhỏ từ cấp hai. Chúng sát với thực tiễn cuộc sống hằng ngày. Đủ để các em được khai trí về cách tài chính vận hành. Là nền tảng để các em làm chủ cuộc sống, hay đủ hiểu để định hướng được nghề nghiệp cho bản thâ.

Bài viết liên quan