Bí quyết dạy con làm chủ tiền bạc

Khi động đến chủ đề dạy con làm chủ tiền bạc. Phản ứng cơ bản của những người thân và hàng xóm nhà mình hơi tiêu cực. Hầu hết đều phản đối việc dạy con về tiền bạc hoặc cho tiếp xúc sớm với tiền bạc.

Lý lẽ đưa ra vẫn xoay quanh tư duy chủ đạo từ trước đến nay đó là sợ con hư hỏng. Liệu ở thời điểm hiện nay, lý do đó có còn hợp lý, và tư duy kia còn mang tính thời đại hay không?

SỰ MÂU THUẪN TRONG GIÁO DỤC TIỀN BẠC

Hầu như các kiến thức về tài chính nói chung và tiền bạc nói riêng đều không được dạy trong các cấp học từ THPT trở xuống.

Kể cả khi là sinh viên thì kiến thức và góc nhìn về tài chính, tài chính cá nhân… cũng không toàn vẹn và bị méo mó.

Trong đại đa số gia đình cũng không chủ động dạy con cái về tiền bạc. Các kiến thức con hấp thu hoàn toàn thụ động. Cũng có số ít những gia đình dạy và cho con tiếp xúc sớm với tiền bạc. Nhưng phương pháp của họ sai và kết quả quy về sự thất bại.

Một thực tế hiển hiện đó là tiền bạc luôn đồng hành cùng mỗi cá nhân từ nhỏ cho đến lớn. Nhưng hiện thực mâu thuẫn nói trên cứ vẫn xảy ra.

Mối lo sợ của đại đa số phụ huynh đó là con cái dễ hư hỏng và lao vào tiền bạc khi chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm với bản thân. Phải nhìn nhận rằng nỗi lo này hoàn toàn có cơ sở và chính đáng.

Như vậy chúng ta cũng không nên phê phán quan niệm bảo bọc và khư khư cách ly con với tiền bạc. Mà chúng ta hãy cùng tìm ra phương pháp giáo dục thích hợp nhất.

Khoá học: Bí Quyết Dạy Con Làm Chủ Tiền Bạc

GIẢNG VIÊN: ĐOÀN BÍCH THẠCH3602 học viên

QUAN ĐIỂM MỚI VỀ GIÁO DỤC TIỀN BẠC

Mình rất muốn dẫn từ chủ đề tiền bạc rộng ra tài chính cá nhân. Chủ đề tài chính cá nhân sẽ bao quát nhiều vấn đề hơn. Nhưng giáo dục cần phải có lộ trình nên lúc này bàn về chủ đề hẹp như tiền bạc vẫn là hợp lý.

Sự phát triển trí tuyệ của trẻ em bây giờ đã nhanh và toàn diện hơn thế hệ cha mẹ. Sự phổ biến của công ghệ góp phần vô cùng lớn vào kho tàng hiểu biết của con trẻ.

Một số loại kiến thức và phương pháp giáo dục đang được áp dụng chính thức cho các cấp độ tuổi bé hơn so với ngày xưa.

Sự quản lý của cha mẹ chỉ có giới hạn, và các bạn nhỏ luôn tò mò để phá luật. Vì thế cha mẹ nên tự trang bị kiến thức và phương pháp nhằm chủ động dạy các con về tiền bạc.

Khả năng tự học, tự nhận định của trẻ ngày càng xuất hiện sớm. Việc ngăn cản quyết liệt trẻ thường mang lại kết quả xấu. Thay vì thế nên cùng tìm hiểu, thảo luận và đưa đến giải pháp thay vì một từ CẤM.

Dạy các con sớm giúp các bạn nhỏ hiểu được bản chất của tiền bạc. Không bị những cám dỗ từ bạn bè hay mạng xã hội ru ngủ.

Cách trao đổi giữa cha mẹ và con cái phải mang tính sòng phẳng, hợp tác khi đối diện chủ đề này… và có thể trong những tình huống giáo dục khác nữa.

Phụ huynh và gia đình đóng vai trò chủ đạo khi giáo dục con về tài chính, tiền bạc. Vai trò của nhà trường lúc này chỉ là phụ. Mình cũng mong là các nhà giáo dục nên nghiên cứu bổ sung nội dung này một cách nghiêm túc trong tương lai gần.

Giới trẻ thành thị được sớm tiếp xúc với tiền bạc và các hình thức thông tin, giải trí tiên tiến. Vì thế nhu cầu được giáo dục về tài chính là hiển nhiên.

Ta xét tới giới trẻ tại các khu vực kém phát triển hơn, ít được đụng đến tiền bạc, thiếu hiểu biết về cách tài chính vận hành và tác động tới đời sống, cách xã hội thực tế đang hoạt động. Rõ ràng việc dạy về tài chính nói chung / tiền bạc nói riêng lại càng cần thiết hơn nữa. Khi rời ghế cấp 3, các em đã đủ kiến thức tự lo cho mình khi lên thành phố học hành hoặc làm việc.

VÀI CÂU CHUYỆN THỰC TẾ VỀ TIỀN BẠC VÀ TƯƠNG LAI

Các bạn có thấy những tấm gương khi là sinh viên nhưng không thể tự đi mua sắm các vật dụng thiết yếu cho mình. Đó là ví dụ về việc cách ly con cái với tiền bạc. Sự tự tin, tính chủ động của các bạn trẻ bị thui chột.

Cũng có những bạn nhỏ được chu cấp đầy đủ, thừa sự tự tin khi tiêu tiền. Nhưng lại không hề hiểu rõ bố mẹ mình kiếm tiền từ như thế nào. Khi bị ngưng chu cấp thì trở nên bị động ngay vì trước đó chưa hề biết tích luỹ/đầu tư.

Câu chuyện thứ nhất:

Trong số những người bạn của mình. Có một người anh, hơn mình 5 tuổi (tức năm nay đã 38 ). Anh sinh ra trong gia đình hình mẫu những năm 1980. Bố mẹ là công chức nhà nước, lương thì ít mà lậu thì nhiều.

Anh có thêm người em trai nữa. Những năm tuổi trẻ anh học và chơi mà hiếm khi phải lo nghĩ về tiền bạc, tuy cũng có lúc thiếu thốn đấy, nhưng mà là do chơi hơi quá tay.

Sự sẵn có tiền bạc, sự bảo bọc của gia đình khiến động lực làm việc của anh hầu như không có. Cuộc sống không có mục tiêu cụ thể, lang mang hết thời trai trẻ.

Anh cũng được chỉ đường vào những cơ quan, công ty… nhưng không trụ được lâu dài. Anh cũng tự kinh doanh bằng vốn liếng mượn bố mẹ. Nhưng rồi cũng thất bại và mất uy tín với gia đình.

Nhiều lúc muốn mở ra làm gì đó, nhưng ngại vì uy tín trước cha mẹ không có nên lại thôi. Những tác động tổng hợp trên cũng khiến không có người con gái nào yên tâm và tin tưởng để tiến tới hôn nhân với anh.

Câu chuyện thứ hai:

Chuyện này khởi đầu với hai vợ chồng trẻ con. Nói trẻ con là vì cặp này dính nhau từ cái thời 199x, lúc đó internet nở rộ, quán net la liệt và nổi tiếng khi đó là game Audition. Hai vợ chồng tuổi học trò, yêu và có thai ngoài ý muốn.

Cuộc sống vợ chồng khi đó hẳn nhiên là đầy sự ngao ngán, những cơn chửi bới. Nhưng bù lại gia đình hai bên đều …GIÀU.

Cái giàu này giúp xoa dịu những hục hặc, làm lạnh những cái đầu nóng, làm nguội những vụ cãi vã giữa hai đứa trẻ con.

Cả hai tiếp xúc với tiền bạc từ sớm, vị thế chúng có được đo đếm bằng những buổi tiệc bao bạn bè, những cuộc chơi xem ai bạo tay hơn…

Tuy nhiên sau vài năm nuôi dạy con và sau khi sinh con thứ hai. Cặp đôi đã trưởng thành hơn trong việc làm kinh tế và trách nhiệm cha mẹ.

Với cơ sở tài chính từ hai bên sẵn có. Cùng với nhận thức mới. Cặp vợ chồng đã chí thú mở thêm các mảng kinh doanh khác. Chính sự va vấp sớm ngoài xã hội, hiểu xã hội và tiền bạc vận hành như thế nào đã thúc đẩy khả năng tích luỹ tài chính của gia đình trẻ này ngày một vững chắc.

Câu chuyện thứ ba – bản thân tôi

Với giai đoạn thơ ấu không mấy khó khăn vì là con út trong gia đình. Mẹ tôi sớm bén duyên với buôn bán và chợ búa. Kinh tế gia đình được xem là ổn và dư dả trong vùng.

Với ham mê kỹ thuật nên ngành học và chuyên môn sau khi tốt nghiệp đại học cũng liên quan tới kỹ thuật nhiều hơn. Nhưng bản thân vẫn tự biết mình không đủ kiên nhẫn để đào sâu vào nghề nghiệp. Tôi vẫn ưa thích một môi trường không quá khô khan, được giao lưu với nhiều người ở đa ngành.

Chính lúc đi làm sau 1 năm thì những nhu cầu bức thiết về: quản lý tiền bạc, tò mò về cách thế giới tiền tệ vận hành, cách đầu tư tiền bạc đã thúc đẩy tôi tìm hiểu về tài chính nói chung.

Ở độ tuổi 23 tôi thấy mình đã thiếu đi những kiến thức cơ bản trên. Và cảm thấy có lẽ nên tìm hiểu về nó ngay từ những năm 18.

DẠY CON CŨNG LÀ TỰ SỬA MÌNH

Xin nhắc lại một ý đã nói ở trên: “Khả năng tự học, tự nhận định của trẻ ngày càng xuất hiện sớm. Việc ngăn cản quyết liệt trẻ thường mang lại kết quả xấu. Thay vì thế nên cùng tìm hiểu, thảo luận và đưa đến giải pháp thay vì một từ CẤM.”

Bản thân các bậc phụ huynh cũng nên tự tìm hiểu các kiến thức ngoài nhà trường để đồng hành với con.
Sự đồng hành, trợ giúp này là xúc tác rất mạnh cho thành công và sự tự tin của con trẻ.

Thứ khó khăn nhất đối với phụ huynh có lẽ chính là định kiến đã hình thành từ lâu trong đầu. Những định kiến, những rào cản vô hình khiến tư duy không thoát ra khỏi các mô típ quen thuộc và ảnh hưởng đến quan điểm dạy con trẻ.

Như vậy ngoài bổ sung các kiến thức ngoài nhà trường, cha mẹ cũng nên cởi mở tư duy hơn.

Bản thân phụ huynh cũng nên thực hành các kiến thức về tài chính, tích luỹ, đầu tư để phục vụ cho cuộc sống gia đình, và làm gương cho con trẻ.

Chúc các bạn học vui!

Bài viết liên quan