Google và hệ thống quảng cáo google Adwords dù bị cạnh tranh bởi tiktok, facebook, zalo nhưng vẫn là con gà đẻ trứng vàng cho doanh nghiệp.
Đơn giản là vì Google Adwords mang tính tự nhiên, dựa trên nhu cầu thật của người dùng. Đặc điểm tự nhiên đó giúp người dùng cảm thấy dễ chịu hơn là bị ép xem quảng cáo. Nhất là khi so sánh với các lùm xùm quanh việc phân phối quảng cáo của Facebook.
Nay đã là cuối tháng 6/2022. Một giai đoạn kinh tế và bệnh dịch đã qua. Kinh tế thế giới và nội địa đang rục rịch xoay trở hồi phục. Dù cho dấu hiệu hồi phục chưa rõ ràng, và đang bị cuộc chiến Ukraine – Nga chi phối.
Bỏ qua những điều đó thì nền kinh tế vẫn phải vận hành, nhu cầu bán và mua luôn tồn tại. Quảng cáo đưa thông tin đến người tiêu dùng chưa bao giờ là không cần thiết.

65 Tuyệt chiêu quảng cáo Google Ads đỉnh cao giúp bạn Tiết kiệm 50% ngân sách
Kiến thức về Google Adwords có nhiều. Ai cũng nhanh chóng tiếp cận được đúng không các bạn nhỉ! Tuy nhiên cách tiếp cận như nào sẽ ảnh hưởng nhiều đến lộ trình dài lâu sau này.
Khi xây dựng chiến dịch quảng cáo/Marketing cho cá nhân/doanh nghiệp. Kiến thức kỹ thuật là chưa đủ. Các bạn còn cần 1 cái nhìn tổng quát về business/doanh nghiệp, biến động thị trường… thì mới thành công và phát triển bền vững.
Thực tế có nhiều anh chị em làm về Google Adwords nhưng kiến thức thiếu hệ thống, thiếu lộ trình nên còn vấp váp và gây thất thoát kinh phí.

Cũng có những anh chị em làm trong Agency nên chỉ phụ trách 1 phần trong tổng thế công việc. Cho nên góc nhìn hệ thống khá hẹp và khó mở rộng được năng lực (Khối lượng công việc ở Agency khá dày, chuyên môn chính làm còn hụt hơi, nói chi đến update kiến thức khác).
Khoá “65 Tuyệt chiêu quảng cáo Google Ads đỉnh cao giúp bạn Tiết kiệm 50% ngân sách” được mình chọn lựa hôm nay chính là để giúp các bạn có được kiến thức đầy đủ, một con mắt tinh tế, một góc nhìn bao quát trong mảng quảng cáo Adwords. Với nền tảng này, bạn sẽ mạnh dạn trong công việc và thuận lợi để update năng lực chuyên môn.
Giảng viên Bùi Quang Cường
- Founder & CEO iViet Solution.
- Giảng viên marketing tại Đại học FPT, Hiệp hội internet Việt Nam & Hội Truyền thông Số Việt Nam.
- Thành viên tham gia chương trình xúc tiến thương mại Việt Nam, Hoa Kỳ năm 2017 và làm việc trực tiếp với Google tại Thung lũng Silicon, Mỹ.
- Khách mời – Doanh nhân: Chương trình CEO – Chìa khoá thành công VTV1.
- Bùi Quang Cường có trên 9 năm kinh nghiệm ngành Marketing, truyền thông với nhiều dự án lớn trong lĩnh vực bất động sản, ô tô, giáo dục…
- Đạt chứng nhận toàn cầu của Google về kỹ năng quảng cáo và đưa iViet thành đối tác có huy hiệu của Google.

Phân Tích Khoá Học
Phần 1: Những lưu ý chết người trước khi chạy quảng cáo Google adwords
TGiảng viên khai mở cho các bạn một số tư duy mới. Tư duy này không chỉ đi chuyên về công tác quảng cáo mà đề cập chút ít đến cả quá trình kinh doanh.
Các bạn có thể hiểu thế này: Bạn là nhà maketing/chạy Google Adwords giỏi. Tuy nhiên khách hàng của bạn đang mắc sai lầm trong sản phẩm, chăm sóc khách hàng… Thì như vậy dù cho việc quảng cáo tốt thì vẫn không đảm bảo doanh số và lợi nhuận tốt.
Khi deal với khách hàng, các bạn nên tìm hiểu về mô hình kinh doanh của họ. Phân tích các mặt được và còn yếu mà khách hàng mắc phải (tập trung vào sản phẩm, giá thành, các chi phí trên mỗi đơn hàng…). Từ đó mới deal được về khối lượng công việc, chi phí quảng cáo…
Phần này cũng show cho chúng ta kiến thức căn bản về landing page, về kỹ thuật kiểm tra tốc độ website. Vì nếu chạy quảng cáo điều hướng khách về website bán hàng, nhưng website đó tải trang quá lâu cũng khiến khách không giao dịch.
Dĩ nhiên bạn là 1 maketer thì không cần quá chuyên sâu vào kỹ thuật website. Chỉ cần test căn bản, khi phát hiện vấn đề thì báo khách hàng để họ có phương án điều chỉnh. Như là thuê coder để tối ưu website trước khi thực hiện chiến dịch quảng cáo.
Nắm được một phần kiến thức này giúp bạn tự tin khi phân tích tính khả thi của chiến dịch. Tránh được hệ quả không đáng có. Nhất là hệ quả đó không phải do lỗi trực tiếp của maketer. Mà là do hạ tầng hiện có của người thuê chạy quảng cáo gây nên.
Phần 2: Tổng quan về quảng cáo Google Adwords
Nội dung gây thích thú nhất tại đây là về “trung tâm quản lý khách hàng và tài khoản Adwords”. Thực tế thì cùng một lúc bạn sẽ phải làm việc với nhiều khách hàng. Mỗi khách hàng bạn lại thực thi nhiều chiến dịch google adwords cùng lúc.
Vấn đề quản lý các tài khoản adwords, quản lý các chiến dịch không dễ. Công việc trên ngốn nhiều năng lượng nếu không có công cụ và đầu óc sắp xếp.
Phần 3: Lập kế hoạch chạy chiến dịch Google Adwords hiệu quả
Bài đầu tiên ở phần 3 này là “Nghiên cứu đối thủ và hành vi khách hàng”. Nhân nói tới chủ đề này thì có một chuyện mà mình cần trao đổi với các anh chị em. Nhưng như vậy chúng ta hãy cùng nhau trở ngược lại phần 2, nhảy đến bài số 6: Sự khác biệt giữa SEO và Google Adwords, Ưu nhược điểm từng kênh.
Mình không đề cập nhiều đến nội dung bài học này. Nhưng xin chia sẻ một góc nhìn cá nhân về SEO.
Bản thân mình thấy khi làm SEO, thì việc nghiên cứu đối thủ không quá cần thiết. SEO cũng có những yêu cầu kỹ thuật cần tuân thủ. Tuy nhiên nó ngày càng hướng dần đến tính tự nhiên và chất lượng nội dung nhiều hơn. Google ngày càng thông minh và khiến các kết quả tìm kiếm được chọn cũng tự nhiên hơn.
Việc SEOer chạy theo các thủ thuật, chạy theo phương pháp hay tệp từ khoá của đối thủ sẽ vắt kiệt sức lực họ. Chiến dịch SEO luôn luôn là công việc dài lâu và cần sự bền bỉ, sự độc lạ, sự mới mẻ.
Chính vậy nên cá nhân mình thấy khi SEO, công tác nghiên cứu đối thủ không phải là trọng tâm, không nên dồn quá nhiều tài lực vào việc này.
Nhưng liệu khi làm Google Adwords thì quan điểm này có còn đúng?
Sử dụng Google Adwords là việc cạnh tranh trực tiếp trên thị trường. Sự đối đầu về cùng một sản phẩm, cùng một dịch vụ.
Quá trình SEO cũng tốn chi phí. Nhưng với Google Adwords thì mức chi phí này có thể nhìn thấy ngay tức khắc và biến thiên từng phút.
Chính vậy mà không thể bỏ qua việc nghiên cứu đối thủ/bạn hàng cũng như tìm hiểu hành vi khách hàng được.
Nghiên cứu đối thủ là để học cái hay của họ, tránh những cái dở ra. Tất nhiên tuỳ mục đích và mô hình kinh doanh mà mỗi đối thủ có những bước đi riêng. Bạn là maketer thì không nên hoàn toàn rập khuôn người khác, mà phải uyển chuyển theo nội tại phía khách hàng.
Google Adwords có khái niệm đấu thầu từ khoá, việc nghiên cứu đối thủ cũng là công tác giúp bạn né các mức giá quá cao…
Còn công tác nghiên cứu hành vi khách hàng có lợi ích gì nhỉ?
Để khách hàng đi đến quyết định tất tay mua sản phẩm/dịch vụ không đơn giản. Khách luôn cân nhắc về giá cả, phương thức giao hàng… Đôi lúc giá mềm không bù lại được sự tiện lợi khi mua và giao hàng.
Mình xin đưa ra một ví dụ thực tế là trang https://www.decathlon.vn/
Đây là kênh bán đồ thể thao mình đánh giá rất là chất! Bản thân đã mua hàng trên đây. Nhưng điều khiến mình không chịu nổi là tốc độ load của trang web quá chậm. Lại thêm khi bạn thanh toán giỏ hàng, thì lại bị dẫn tới trang đăng ký mở tài khoản web.
Bước này hoàn toàn có thể thay bằng form khai thông tin giao hàng. Bộ phận kỹ thuật xử lý thông tin đó để đăng ký tài khoản cho khách chỉ trong 1 bước thao tác.
Nếu vì không quá yêu thích sản phẩm, và sản phẩm mình chọn cũng ít nơi bán. Thì hẵn mình đã tắt web và chuyển sang nơi khác mua.
Giả dụ Team Marketing decathlon nếu có thực hiện tốt Google Adwords. Thì mình cho rằng lượng khách hàng mất kiên nhẫn mà bỏ đơn cũng không ít đâu.
Nghiên cứu từ khoá, dự đoán chi phí, điểm chất lượng của chiến dịch.
Khúc này là tiền đề để các bạn tối ưu chi phí quảng cáo. Việc nghiên cứu từ khoá giúp bạn lọc ra danh sách từ cần thiết, và xem xét chi phí khi chạy quảng cáo trên từ khoá đó.
Một khái niệm cần quan tâm nữa đó là đấu giá click. Số tiền bạn bỏ ra cho 1 click vào quảng cáo càng lớn thì cơ hội hiển thị mẩu quảng cáo đó càng cao.
Nhưng nếu vậy thì ông nào sẵn sàng chi nhiều thì họ hẵn sẽ đè bẹp mọi đối thủ hay sao? Không phải vậy. Một khái niệm bổ sung cần nắm nữa đó là ĐIỂM CHẤT LƯỢNG.
Cùng 1 vị trí hiển thị, nếu bạn có điểm chất lượng cao thì giá tiền bạn phải trả sẽ thấp. Nếu điểm chất lượng thấp, số tiền bạn phải trả sẽ cao hơn. Thậm chí nếu điểm chất lượng của bạn quá thấp, bạn có rất nhiều tiền Google cũng không cho bạn xuất hiện.
Phần 4: Cài đặt quảng cáo Adwords trên mạng tìm kiếm
Phần này đi sâu vào kỹ thuật khởi tạo quảng cáo, bí quyết để tạo mẫu quảng cáo ấn tượng. Tiếp theo là một loạt kỹ thuật để tối ưu các quảng cáo sao cho hiển thị đúng đích và tiết kiệm chi phí nhất.
Giảng viên cũng hướng dẫn bạn thêm về việc rà soát tài khoản Adwords và cách thiết lập hồ sơ thanh toán.
Các kiến thức và kỹ thuật trong phần này được ứng dụng lồng ghép nhằm tạo nên một chiến dịch quảng cáo mang lại hiệu quả nhất.
Phần 5: Báo cáo và phân tích số liệu
Khi một chiến dịch đã hoạt động không có nghĩa là xong việc. Những người phụ trách quảng cáo có trách nhiệm thu thập số liệu hằng ngày để phân tích tính hiệu quả. Đưa ra các thay đổi hoặc các chiến lược mới theo sự phát triển của thị trường và tình hình kinh doanh.
Dựa vào các loại báo cáo về vị trí quảng cáo, thời gian quảng cáo, thiết bị quảng cáo, số liệu cạnh tranh… mà chúng ta ra các quyết định điều chỉnh chiến dịch.
Phần 6: Quảng cáo Adwords trên mạng hiển thị
Google Adwords (Google Ads) có hai hệ thống quảng cáo khác nhau là search và display. Bạn cần phân biệt giữa Google Search Network và Display Network – GDN.
Chiến dịch Quảng cáo bình thường thì mẫu quảng cáo “được tài trợ” sẽ hiển thị khi người dùng tìm kiếm trên google.
Còn GDN chèn Ads vào những website được tuyển chọn kỹ lưỡng. Người dùng có thể thấy khi mua sắm, truy cập hay đọc tin tức. Google Ads dạng này nghiêng về hình ảnh, banner, media và một số câu từ lôi cuốn thu hút.
Chính vì hình thức hai loại quảng cáo khác nhau, nên thể thức để tổ chức các chiến dịch cũng khác đi nhiều. Phần 6 này sẽ hướng dẫn các kỹ thuật cần thiết khi làm việc trên GDN.
Phần 7: Cài đặt code theo dõi và tối ưu quảng cáo nâng cao
Ở phần số 5, các bạn đã được hướng dẫn về báo cáo và phân tích số liệu. Nhưng các số liệu thể hiện đó chưa đủ.
Chính bản thân Google đã tạo nên công cụ Google tag manager nhằm thu thập các thông tin cần thiết.
Ở bài review này mình không thể đi sâu vào yếu tố kỹ thuật của Google tag manager, bởi vì nói ở đây rất giông dài. Các bạn nên xem video để hiểu rõ.
Mình chỉ chia sẽ rằng Google tag manager cực kỳ cần thiết. Số liệu khách truy cập, mua hàng, hành vi khách hàng…. Đều nhờ có Google tag manager thu thập và xử lý.
Google tag manager là công cụ để người làm quảng cáo theo dõi và phân tích chiến dịch, đảm bảo sự thành công của chiến dịch và tối ưu chi phí quảng cáo.
Thực tế trong quá trình làm việc này. Bạn sẽ có thể phải bắt tay cùng với người quản lý Fanpage/website của khách hàng để nhúng các mã quảng cáo.
Phần 8: Tổng hợp các cách hạn chế tối đa click ảo, click tặc
Click tặc /click ảo là gì thì các bạn cứ google để biết nhé. Mình chỉ tóm tắt rằng có những đối thủ sẽ tìm cách phá hoại bạn. Và đánh vào ngân sách quảng cáo là phương án rát nhất.
Như vậy để tránh thâm hụt ngân sách do click tặc, bạn phải có chiến lược ngay từ đầu. Phương pháp mà những kẻ xấu sử dụng rất đa dạng và được hỗ trợ bởi phần mềm lẫn phần cứng.
Chính vậy nên kỹ thuật đánh chặn click tặc cũng phức tạp và nhiều bước. Đây là việc phải được chú trọng nếu không đối thủ sẽ đốt sạch ngân sách quảng cáo của bạn trong chốc lát.
Phần 9: Hướng dẫn sử dụng giao diện mới Google Ads A-Z
Phần này là update từ lúc Google Adwords thay đổi sang giao diện mới. Một số thay đổi rất chi li và tốn công để mò lại. Vì thế giảng viên update thêm nhằm tiết kiệm thời gian cho học viên.
Kết Luận
Khóa học cung cấp những kiến thức gần như toàn diện cho việc chạy google ads. Vừa học vừa thực hành nên nhớ được nhiều thao tác.
Khóa học này rất hữu ích, nhiều người học chủ yếu trên các video youtube nên không có lộ trình hay sườn bài cụ thể. Kiến thức góp nhặt như vậy thiếu hệ thống và bản thân không hiểu rõ bản chất vấn đề. Khoá học với lộ trình như trên sẽ là nền tảng chắc chắn cho các bạn về sau.